default status message disabled –>

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Cỏ Đậu Phộng, Nhận thi công trồng cỏ đậu phộng

Cỏ đậu phộng, nhận thi công trồng cỏ đậu phộng
Cỏ Đậu Phộng

Tên gọi: Cỏ đậu phộng, cỏ lạc, cỏ hoàng lạc

Kỹ thuật trồng

Xử lý mặt bằng


  • Tiến hành dọn sạch mặt bằng, ban gạt đất tạo mặt phẳng.
  • Xử lý cỏ dại đặc biệt là cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ gấu,... Với các loại cỏ này phải sử dụng thuốc diệt cỏ lưu dẫn, phải đảm bảo cỏ được tiêu diệt rồi mới thực hiện trồng thảm cỏ đậu phộng.
  • Ban gạt đất tránh để bề mặt bị lồi lõm làm nước ứ đọng nước gây ngập úng cỏ.
  • Bơm nước vào nền đất và tiến hành đầm thật kỹ không để nền đất bị lún.
  • Tạo hế thống thoát nước tốt.
  • Đối với nền đất có dinh dưỡng thấp ta phải bổ sung thêm đất trồng cây, lượng đất trồng cây nhiều hay ít phụ thuộc vào cos của nền, chất lượng dinh dưỡng của nền đất hiện tại và loài cây mà bạn chọn trồng.

Chuẩn bị giống cỏ đậu phộng

Có 2 cách chuẩn bị giống đậu phộng

Cách 1: Bằng cành mới cắt

Chọn đám cỏ đậu phộng đủ tuổi, tiến hành cắt tỉa để thảm cỏ ra chồi mới. Các cành cỏ mới cắt ta sắp xếp lại với nhau, sau đó cắt thành từng khúc 10 - 15 cm. Ngâm các cành đã cắt vào thuốc kích thích rễ trong 30 phút

Cách 2: Bằng giỏ

Các cành sau khi ngâm vào thuốc thì mang vào vườn ươm ươm tạo. Chuẩn bị các túi bầu có sẵn tro trấu, mỗi túi bầu có thể ngâm từ 7 - 10 cành, túi bầu lớn có thể được 10 - 15 cành. Khu vực ươm phải được che bằng lưới râm, tưới nước đầy đủ cho tới lúc rễ phát triển mạnh.
Trồng bằng cành trực tiếp


  • Dùng cuốc tạo thành các luốn, mỗi luốn cách nhau 20 - 25 cm. Sử dụng cành đậu phộng vừa ngâm thuốc ra trồng thành từng khóm, mỗi khóm 4 -5 cành, khóm cách khóm 20 - 25 cm tùy theo yêu cầu về quy cách.
  • Ưu điểm: Chi phí thấp, có thể tận dụng nguồn giống tại chổ.
  • Nhược điểm: Tỷ lệ chết cao, cỏ lâu lan phủ nên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển, công chăm sóc tưới nước nhiều, tưới liên tục.

Trồng bằng giỏ bầu


  • Dùng cuốc tạo thành các luốn, mỗi luốn cách nhau 20 - 25 cm. Sử dụng cành đậu phộng vừa ngâm thuốc ra trồng thành túng khóm, mỗi khóm 3 -4 cành, khóm cách khóm 20 - 25 cm tùy theo yêu cầu về quy cách.
  • Ưu điểm: Tỷ lệ sống cao, cỏ lan phủ nhanh nên cỏ dại ít phát triển, thuận tiện cho việc chăm sóc.
  • Nhược điểm: Chi phí cao.
Tưới nước


  • Trong 10 ngày đầu tiên sau khi trồng tiến hành tưới nước ngày 2 -3 lần tùy theo thời tiết mà có chế độ tưới hợp lý, đảm bảo đất luôn ẩm.
  • Những ngày tiếp theo tưới nước ngày 1 lần vào buổi chiều, do tưới 1 lần nên ta phải tưới thật đẫm.

Bón phân


  • Sau khi trồng xong 7 ngày ta tiến hành bón phân URE với định mức 2kg/100m2. Để kích thích cỏ ra rễ và phát triển
  • Tới ngày thứ 25 ta tiến hành bón thêm một đợt phân URE với định mức như trên.
  • Những tháng tiếp theo thực hiện bón phân mỗi tháng 1 lần. Ta có thể thay thế phân Ure bằng NPK, bánh dầu.
  • Bón bổ sung thêm phân vi sinh khi thấy thảm cỏ nhanh vàng sau khi bón phân hóa học.

Cắt tỉa và nhổ cỏ dại


  • Nếu thấy cỏ quá cao và rậm rạp ta tiến hành cắt tỉa để thảm cỏ ra chồi non mới.
  • Thực hiện nhổ cỏ dại định kỳ không để cỏ dại lấn át thảm cỏ của chúng ta.

Dịch vụ trồng cỏ đậu phộng

Nếu quý khách không có thời gian tự trồng thảm cỏ cho sân vườn nhà mình thì hãy gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn gói dịch vụ trồng thảm cỏ với chi phí phù hợp nhất. Quý khách sẽ được biết giá ngay khi chúng tôi tới khảo sát mặt bằng và có quyền từ chối hoặc chấp nhận chúng tôi thi công ngay lúc chúng tôi tới khảo sát.


Xem thêm

Cỏ Lông Heo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))